[Programming in C#] Bài 2: Các biến và các kiểu dữ liệu trong C#

1. Biến (variable)
- Định nghĩa: biến là một vùng nhớ được đặt tên, biến được sử dụng để lưu trữ dữ liệu trong chương trình.
- Các đặc trưng của biến:

  • Kiểu dữ liệu của biến (trong đó kiểu dữ liệu phản ánh loại thông tin mà biến lưu trữ) (data type).
  • Tên biến (name).
  • Giá trị của biến (value).
  • Địa chỉ của biến (address).

2. Sử dụng biến trong C#
- Để khai báo biến trong C# chúng ta sử dụng cú pháp:
[kiểu dữ liệu biến] [tên biến];
VD: để khai báo một biến lưu trữ một số nguyên
int count;
- Để gán giá trị cho biến chúng sử dụng cú pháp:
[tên biến] = [biểu thức];
VD1: để giá trị -5 cho biến count ở trên.
count = 5;
VD2: để gán giá trị của biểu thức count*5 + 1 cho biến count.
count = count*5+1;
- Để sử dụng giá trị của biến thì chúng ta sử dụng thông qua tên biến.
Để in giá trị của biến count lên màn hình, sử dụng lệnh:
Console.WriteLine(count);
Hoặc
Console.WriteLine(“Count = {0}”,count);
Hoặc
Console.WriteLine(“Count = “ + count);

- Khởi tạo giá trị cho biến: int count = -5;
- Khai báo các biến có cùng kiểu dữ liệu:
Cú pháp:
[kiểu dữ liệu] [tên biến 1], [tên biến 2], [tên biến 3], …. , [tên biến n];
VD: khai báo 3 biến để lưu trữ các hằng số a,b,c trong PT bậc 2: ax^2 + bx + c = 0.
float a, b, c;
- Gán cùng một giá trị cho nhiều biến (đa gán):
Để gán một giá trị cho nhiều biến chúng ta sử dụng cú pháp:
[tên biến 1] = [tên biến 2] = … = [tên biến n] = [giá trị];
VD: gán giá trị 1 cho 3 biến a,b,c.
a = b = c = 1;

3. Các bước tạo một ứng dụng với Visual Studio .NET 2005
- Mở Visual Studio .NET 2005.
- Vào menu File -> New -> Project hoặc nhấn Ctrl + Shift + N để mở cửa sổ New Project.
- Chọn ngôn ngữ lập trình Visual C# ở mục Project Types.
- Chọn Console Application trong mục Templates.
- Đặt tên Project (thường là tên của ứng dụng) trong mục Name.
- Chỉ ra vị trí lưu trữ Project trong mục Location.
- Chỉ ra tên của giải pháp trong mục Solution Name. Một Solution là một giải pháp cho toàn bộ một tổ chức. Một Solution có thể bao gồm nhiều dự án. VD: chúng ta được yêu cầu xây dựng một hệ thống quản lý cho doanh nghiệp A nào đó. Để thực hiện giải pháp này thì chúng ta sẽ xây dựng các phần mềm: Quản lý nhân sự, quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm, quản lý kho…. Mỗi phần mềm này là một Project. Như vậy một Solution bao gồm 1 hoặc nhiều Project.

4. Các kiểu dữ liệu trong C#
- Kiểu dữ liệu là một cách để phân loại các thông tin, dữ liệu được sử dụng trong ứng dụng.
- C# chia các kiểu dữ liệu ra làm 2 loại chính:
o Value Types (các kiểu dữ liệu giá trị): là các kiểu dữ liệu mà lưu trữ các giá trị thông tin thực tế. VD: giá trị -1, giá trị 0.45, giá trị ‘C’, giá trị “Hello World”….
Một số kiểu dữ liệu giá trị cơ bản:

Kiểu dữ liệu liệt kê (enum).
Kiểu dữ liệu cấu trúc (struct).
- Reference Types (các kiểu dữ liệu tham chiếu): là các kiểu dữ liệu mà lưu trữ địa chỉ nhớ của các biến khác.
Các kiểu dữ liệu tham chiếu:

  • object: kiểu dữ liệu này là kiểu dữ liệu cơ sở của tất cả các kiểu dữ liệu trong C#.
  • string: kiểu dữ liệu chuỗi kí tự.
  • class: kiểu dữ liệu class.
  • delegate: kiểu dữ liệu chuyển giao.
  • interface: kiểu dữ liệu giao tiếp.
  • array: kiểu dữ liệu mảng.

5. Các quy ước, quy tắc đặt tên biến trong C#
- Tên biến trong C# phân biệt chữ hoa, chữ thường (case sentitive).
- Tên biến chỉ có thể bắt đầu với kí tự hoặc dấu _ (underline) chứ ko thể bắt đầu bởi chữ số. VD: tên biến 1abc là sai.
- Tên biến ko được phép chứa các kí tự đặc biệt như: #, %, ^, &, *…
- Tên biến trong C# ko được phép trùng với các từ khóa. VD: tên biến static là sai.
Nếu muốn tên biến trùng với từ khóa thì chúng ta phải thêm dấu @ ở đằng trước.
VD: tên biến @static là được.
int @static;
- CHÚ Ý riêng:

  • Thường tên biến nên tuân theo quy ước Camel Case. Nghĩa là: từ đầu tiên trong tên biến thì viết chữ thường hoàn toàn, chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo trong tên biến nên viết hoa.
    • VD: khai biến để lưu dữ tổng số tiền chiết khấu. decimal totalDiscount;
  • Tên biến nên phản ánh ý nghĩa mà nó được sử dụng.


6. Chú thích trong C#
- Định nghĩa: chú thích là những dòng văn bản được sử dụng để bổ xung thêm ý nghĩa cho các đoạn code để làm cho các đoạn code dễ đọc, dễ hiểu hơn. Các dòng chú thích sẽ được bỏ qua bởi trình biên dịch (Compiler).
- Có 3 loại chú thích trong C#:

  • Chú thích trên một dòng:
Chú thích trên một dòng sử dụng cú pháp:
// nội dung chú thích.
VD:
int a, b, c;
// Tính delta
float delta = b*b-4*a*c;
  • Chú thích trên nhiều dòng:
Sử dụng cặp kí tự:
/*
Nội dung chú thích
*/
VD:
/*
Đây là hàm chính của chương trình
Hàm này được thực hiện đầu tiên khi chương trình chạy.
*/
static void Main(string[] args)
{
int count = -5;

float a, b, c;

decimal @static = 9;

Console.WriteLine("@Static = {0}", @static);

Console.ReadLine();
}
  • Chú thích XML: chú thích XML được sử dụng để làm tài liệu cho các đoạn code trong chương trình. Chú thích XML bắt đầu bởi 3 dấu /.
VD:
/// <summary>
/// Hàm xác định một số có phải là số nguyên tố hay ko.
/// </summary>
/// <param name="n">Số nguyên cần kiểm tra</param>
/// <returns>Giá trị trả về cho biết số có là số nguyên tố ko. True nếu có và false nếu ko</returns>
public static bool IsPrime (int n)
{
for (int i = 2; i <= Math.Sqrt(n); i++)
if (n % i == 0)
return false;
return true;
}

7. Các hằng số (constant) và các hằng chữ (Literals)
- Định nghĩa: hằng số là những giá trị ko thay đổi trong chương trình.
- Để khai báo hằng số trong C# chúng ta sử dụng từ khóa const
VD: khai báo một hằng số PI với giá trị của PI là 3.14.
const float PI = 3.14f;
- Hằng chữ (Literal): hằng chữ sử dụng để chỉ ra giá trị cụ thể của các kiểu dữ liệu tương ứng.
VD: một số hằng chữ sau
-5 (hằng chữ chỉ ra giá trị nguyên âm 5).
8.3f (hằng chữ chỉ ra giá trị số thực float).
8.7m (hằng chữ chỉ ra giá trị số thực decimal).
19.3d (hằng chữ chỉ ra số thực double).
‘C’ (hằng chữ chỉ ra giá trị kí tự).
true (hằng chữ chỉ ra giá trị logic bool).
“Hello” (hằng chữ chỉ ra giá trị chuỗi kí tự).